Bảo lưu quyền sở hữu là gì?

30/01/2019

Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ. Vậy bảo lưu quyền sở hữu được quy định như thế nào?

1. Bảo lưu quyền sở hữu là gì?

Thế nào là bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015? Điều 331 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định về bảo lưu quyền sở hữu như sau:

“Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

(Ảnh minh họa: Bảo lưu quyền sở hữu là gì?)

2. Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

+ Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.

+ Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.

+ Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề bảo lưu quyền sở hữu là gì để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop