ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG

05/02/2018

Khi tiến hành hoạt động chào bán chứng khoán, các chủ thể cần phải lưu ý về vấn đề đăng ký chào bán chứng khoán. Việc đăng ký là một hoạt động bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số trường hợp chào bán chứng khoán không phải thực hiện đăng ký. Để hiểu rõ hơn mời Quý Khách hàng tham khảo bài viết sau đây của Luật Huy Thành.

Căn cứ Điều 13 Luật chứng khoán 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 được sửa đổi bổ sung theo Luật chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010, cụ thể quy định như sau:

“Điều 13. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:

a) Chào bán trái phiếu của Chính phủ Việt Nam;

b) Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận;

c) Chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần;

d) Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Toà án hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong các trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.”

(đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật)

Như vậy, khi thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, các chủ thể phải lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ không phải thực hiện việc đăng ký chào bán chứng khóan ra công chúng, đó là:

Thứ nhất, chào bán trái phiếu của Chính phủ Việt Nam;

Thứ hai, chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận. Điều kiện chào bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế phải đáp ứng như sau:

+ Tổ chức phát hành phải là tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 

+ Trái phiếu chào bán là trái phiếu có kỳ hạn không dưới 10 năm. 

+ Có phương án sử dụng toàn bộ số tiền huy động được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng cho các dự án tại Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. 

+ Tổng số tiền huy động từ đợt chào bán tại Việt Nam không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án. Trường hợp cần phải huy động vượt quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án, Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

+ Có cam kết thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với các nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. 

+ Có cam kết thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

+ Có cam kết đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường tập trung trong thời hạn 01 năm từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Thứ ba, chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần;

Thứ tư, việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Toà án hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong các trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Trên đây là các nội dung tư vấn về đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop