GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

15/10/2018

Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật. Các chính sách giáo dục đối với người khuyết tật luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Các chính sách giáo dục đối với người khuyết tật là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước đối với người khuyết tật. Vai trò của giáo dục đối với người khuyết tật sẽ giúp cho người khuyết tật được học tập, phát triển và hòa nhập với sự phát triển của cộng đồng. Điều 27 Luật người khuyết tật số  51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định về giáo dục đối với người khuyết tật như sau:

“Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật

1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

(Ảnh minh họa: Giáo dục đối với người khuyết tật)

3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc gọi 1900 6179 yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop