NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY THIỆT HẠI THÌ BỒI THƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

16/07/2018

Chiếc xe tải của tôi đang đi trên đường thì bị nổ lốp nên đã lao vào cổng của một hộ gia đình gần đó và gây hư hỏng nặng. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này, xe tải tôi có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không? Tôi phải bồi thường thiệt hại như thế nào?

Chào bạn, về vấn đề nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mà  bạn đang băn khoăn, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Trước hết, nguồn nguy hiểm cao độ theo luật dân sự 2015 bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Do đó, trong trường hợp này, xe tải của bạn là một trong các loại nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định. Việc bồi thường thiệt hại do xe tải gây ra được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

(Ảnh minh họa: Xe tải có phải là nguồn nguy hiểm cao độ không?)

Trách nhiệm bồi thường nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự số số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm như sau:

“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định khi là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.

Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về bồi thường thiệt hại nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY. 

bttop