THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

18/09/2018

Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập và gửi bên trưng cầu, yêu cầu giám định đề cương thực hiện giám định.

Việc thực hiện giám định phải tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp. Điều 14 Thông tư số 49/2014/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thực hiện giám đinh tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:

“Điều 14. Thực hiện giám định tư pháp

1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập và gửi bên trưng cầu, yêu cầu giám định đề cương thực hiện giám định. Nội dung đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;

b) Đối tượng và phạm vi giám định;

c) Danh sách người giám định tư pháp thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, các thông tin về năng lực của người chủ trì và các cá nhân thực hiện giám định;

d) Tên tổ chức và danh sách các cá nhân được thuê tham gia giám định (trường hợp thuê tổ chức hoặc các cá nhân khác có năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện một hoặc một số phần việc liên quan đến nội dung giám định);

đ) Phương pháp thực hiện giám định;

e) Danh mục phòng thí nghiệm, danh mục thiết bị được sử dụng (nếu có);

g) Chi phí thực hiện giám định, thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;

h) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.

Trường hợp cần thiết, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định đề nghị với bên trưng cầu, yêu cầu giám định thực hiện khảo sát sơ bộ đối tượng giám định để phục vụ công tác lập đề cương giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(Ảnh minh họa: Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn)

2. Bên trưng cầu, yêu cầu giám định xem xét đề cương để làm cơ sở thực hiện giám định. Tuỳ theo tính chất vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định, bên trưng cầu, yêu cầu giám định có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn về các nội dung của đề cương.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết các thay đổi về nhân sự thực hiện giám định hoặc các thay đổi khác liên quan đến quá trình thực hiện giám định.

4. Quá trình thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu, yêu cầu phải theo quy định tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp và được lập thành văn bản theo mẫu, gồm:

a) Mẫu biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Mẫu biên bản mở niêm phong (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Mẫu biên bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);

d) Mẫu kết luận giám định (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Mẫu biên bản bàn giao kết luận giám định (Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).“

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop