ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN

18/08/2018

Trong quá trình giải quyết phá sản, Tòa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thực hiện một số hoạt động, đảm bảo thuận tiện cho việc giải quyết phá sản. Vậy ủy thác tư pháp trong trường hợp này được thực hiện như thế nào?

Việc ủy thác tư pháp phải thực hiện đúng theo thủ tục ủy thác tư pháp, đảm bảo về thời hạn ủy thác tư pháp. Vấn đề ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản được quy định tại Điều 50 Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 như sau:

“Điều 50. Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản

1. Trong quá trình giải quyết phá sản, Tòa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thu hồi tài sản, lấy lời khai của những người tham gia thủ tục phá sản, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản.

(Ảnh minh họa: Ủy thác tư pháp trong giải quyết phá sản)

2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản liên quan đến việc ủy thác và công việc ủy thác cụ thể.

3. Tòa án nhân dân nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc ủy thác cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề ủy thác tư pháp trong nước khi giải quyết phá sản để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop