Sơ lược về biểu tình

05/01/2018

Biểu tình là một hình thức hành động của một nhóm người tập trung tại một không gian và thời gian nhất định nhằm đưa ra ý kiến của mình (có thể là đồng thuận hoặc phản đối) đối với một vấn đề nào đó của xã hội.

CÁC HÌNH THỨC CỦA BIỂU TÌNH GỒM:
- Tuần hành: một đoàn người đi từ chỗ này sang chỗ khác.
- Tụ tập: mọi người tụ lại để lắng nghe diễn giả hoặc nghe nhạc
- Đứng biểu tình: khi một số người tụ tập bên ngoài một nơi làm việc, hoặc một địa điểm, nơi một sự kiện diễn ra, để ngăn sự kiện này, nhưng nó cũng có thể để gây sự chú ý. Ví dụ, biểu tình ngăn phá dỡ công trình công cộng, ngăn xây dựng một khu nhà phá vỡ kiến trúc cảnh quan,...vv.
- Biểu tình ngồi: người biểu tình chiếm cứ một khu đất, chỉ rời đi khi họ cảm thấy vấn đề được giải quyết.
- Biểu tình nude: người biểu tình cởi bỏ quần áo để gây sự chú ý.

TÍNH HỢP PHÁP CỦA BIỂU TÌNH.
Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, và quyền tự do hội họp và lập hội (một cách ôn hòa) quyền dân sự cơ bản chính đáng theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền củaLiên Hợp quốc mà đa số các quốc gia dân chủ đã công nhận và ký kết. Vì vậy, quyền biểu tình được công nhận trong hiến pháp của các quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, Hiến pháp đặc biệt cho phép biểu tình hòa bình và tự do tụ tập, như là một biện pháp để thúc đẩy tự do và chống tội ác: "Amendment I: Congress shall make no law... abridging... the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances."
Tại Việt Nam, quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp tại điều 69. Hiến pháp năm 1946 chỉ quy định công dân Việt Nam có quyền tự do tổ chức và hội họp. Nhưng từ Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 đều quy định công dân Việt Nam có quyền biểu tình.

LUẬT BIỂU TÌNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA.
1. Campuchia: Luật Biểu tình của Campuchia được ban hành từ năm 1991, sau đó được thay đổi bằng Luật Biểu tình năm 2008.
2. Luật Biểu tình của Nga: người tổ chức biểu tình phải thông báo trước 10 ngày với cơ quan chức năng, cung cấp thời gian biểu cụ thể theo giờ người biểu tình sẽ làm gì. Không tụ tập đông người sau 11 giờ đêm, có nghĩa là cấm biểu tình dài ngày. Một số chỗ được liệt kê không cho phép biểu tình, bao gồm "gần khu tổng thống, tòa án hoặc nhà tù. Cơ quan chức năng có thể bắt thay đổi thời gian địa điểm của biểu tình với chỉ 3 ngày thông báo trước cho người tổ chức biểu tình. Tổ chức Quan sát quốc tế phê phán là Luật Biểu tình của Nga tìm cách ngăn trở người biểu tình hòa bình hợp pháp.
3. Luật Biểu tình của Anh Quốc: Biểu tình hòa bình ở Anh là hợp pháp, thể hiện quyền dân chủ. Luật Nhân quyền của Anh cấm Chính phủ và các cơ quan nhà nước vi phạm quyền này. Người tổ chức biểu tình không phải xin phép, chỉ cần thông báo thời gian và địa điểm biểu tình, xin phép đối với một số dạng biểu tình (ví dụ: biểu tình của bác sỹ, y tá hay lái xe phương tiện công cộng). Nếu định tổ chức tuần hành, người tổ chức phải thông báo trước 6 ngày. Nếu chỉ là biểu tình tại chỗ, không cần thông báo trước. Cảnh sát có quyền can thiệp đảm bảo biểu tình diễn ra hòa bình, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người khác. Cảnh sát cũng có nghĩa vụ bảo vệ đoàn biểu tình.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop