Chuyển rủi ro trong Hợp đồng mua bán hàng hóa

05/01/2018

Trong hợp đồng, các bên thường chú trọng đến chất lượng, số lượng hàng hóa; số tiền, phương thức thanh toán, cơ chế giải quyết tranh chấp…mà ít chú trọng đến nội dung “chuyển rủi ro” nếu có rủi ro xảy ra. Để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tối đa, các bên trong hợp đồng nên chú ý về nội dung “chuyển rủi ro”, tranh xảy ra những tranh chấp không đáng có

Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên và liên tục của đại đa số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…Hoạt động đó ràng buộc quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng, các bên thường chú trọng đến chất lượng, số lượng hàng hóa; số tiền, phương thức thanh toán, cơ chế giải quyết tranh chấp…mà ít chú trọng đến nội dung “chuyển rủi ro” nếu có rủi ro xảy ra. Để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tối đa, các bên trong hợp đồng nên chú ý về nội dung “chuyển rủi ro”, tranh xảy ra những tranh chấp không đáng có.

Theo đó, Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp chuyển rủi ro như sau:

1. Điều 57 Luật Thương mại 2005

Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá”.

2. Điều 58 Luật Thương mại 2005

Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên”.

3. Điều 59 Luật Thương mại 2005

Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

4. Điều 60 Luật Thương mại 2005

Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng”.

5. Điều 61 Luật Thương mại 2005

Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop