Thời hạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính

05/01/2018

Khi thụ lý vụ án hành chính thì tùy từng trường hợp mà Tòa án có thể chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu vụ việc phức tạp thì có thể được gia hạn trong khoảng thời gian luật định

 Điều 117 Luật tố tụng hành chính 2010 quy định:
“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:
a) 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 của Luật này;
b) 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 104 của Luật này.
c) Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trường hợp có lý do chính đáng, thì thời hạn mở phiên toà có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày”.

(ảnh minh họa: thời hạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính)
Điều 15 Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính quy định:
“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 của Luật tố tụng Hành chính; 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 104 của Luật tố tụng Hành chính. Chỉ trong trường hợp vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 06 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 của Luật tố tụng Hành chính và không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 117 của Luật tố tụng Hành chính, kể từ ngày thụ lý vụ án.
a) “Vụ án phức tạp” là vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài…;
b) “Trở ngại khách quan” là những trở ngại được hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Nghị quyết này làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.
Ví dụ: Toà án nhân dân huyện M, tỉnh L ở miền núi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử trong đó đã ấn định ngày mở phiên toà. Tuy nhiên, còn 02 ngày nữa là tiến hành mở phiên toà thì xảy ra lũ quét. Trụ sở của Toà án nhân dân huyện M bị hư hỏng. Do phải khắc phục hậu quả của lũ quét, sửa chữa lại trụ sở, nên Toà án nhân dân huyện M không thể tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 117 của Luật tố tụng Hành chính và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
3. Trường hợp có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà phiên toà không được mở trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử vì có lý do chính đáng thì thời hạn này được cộng thêm tối đa là mười ngày nữa.
“Lý do chính đáng” là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được như: cần phải có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà người có thẩm quyền chưa cử được người khác thay thế; vụ án phức tạp đã được xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Toà án khác nhau, nên không còn đủ Thẩm phán để tiến hành xét xử vụ án đó mà phải chuyển vụ án cho Toà án cấp trên xét xử hoặc phải chờ biệt phái Thẩm phán từ Toà án khác đến… dẫn đến Toà án không thể tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.
4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử được bắt đầu tính lại kể từ ngày Toà án tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop