HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ SAU KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

18/08/2018

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện như thế nào?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có nhiều hạn chế hơn. Điều 47 Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 quy định như sau:

“Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

(Ảnh minh họa: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản)

2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop