KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP

15/10/2018

Khái niệm và phân loại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đối với ngừi khuyết tật được quy định như thế nào?

Điều 2 Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về khái niệm và phân loại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:

“Điều 2. Khái niệm và phân loại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

Trung tâm là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

(Ảnh minh họa: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập)

Trung tâm có hai loại hình: công lập và ngoài công lập.

Trung tâm công lập là đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước thành lập, được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và được bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định.

Trung tâm ngoài công lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động trợ giúp người khuyết tật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề khái niệm và phân loại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc gọi 1900 6179 yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop