NGUYÊN TẮC ĐÁNH THUẾ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

26/04/2018

Nguyên tắc đánh thuế là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc đề ra hoặc xóa bỏ hệ thống thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của hệ thống pháp luật.

Các nguyên tắc đánh thuế sau đây là những nguyên tắc cơ bản trong đánh thuế cần phải được tuân thủ trong việc ban hành pháp luật, tổ chức và quản lí thu thuế:

Thứ nhất, nguyên tắc tránh đánh thuế 2 lần:  đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần. Khi ban hành một loại thuế cần tránh tình trạng thuế chồng lên thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật thuế của một quốc gia phải “bóc tách” những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước.

Thứ hai, nguyên tắc công bằng trong đánh thuế: được hiểu là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Tính công bằng vẫn được đảm bảo trong cả trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, thể hện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng. Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau và những đối tượng khi có đủ điều kiện để được khuyến khích, ưu đãi về thuế cũng được hưởng sự đối xử tương ứng.

(ảnh minh họa: nguyên tắc đánh thuế theo quy định pháp luật)

Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: các loại thuế phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồng thời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lí thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép. Cũng như những văn bản pháp luật khác, văn bản pháp luật về thuế khi được ban hành cần phải rõ ràng, dễ hiểu để các đối tượng có liên quan dễ dàng thực hiện, nhất là việc quy định về các loại thuế và cách tính thuế. Đồng thời, khi ban hành một loại thuế cũng cần phải cân nhắc và tính toán đến mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính chi trả cho việc thu và quản lí thuế. Tránh không được để xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuế thu được.

Thứ tư: nguyên tắc lợi ích trong đánh thuế: đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Việc đánh thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo người nộp thuế không phải nôp số thuế quá lớn..

Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về vấn đề các nguyên tắc cơ bản trong đánh thuế để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop