QUY ĐỊNH VỀ CHI PHÍ PHÁ SẢN, TẠM ỨNG CHI PHÍ PHÁ SẢN

01/06/2018

Khi  nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người nộp đơn phải nộp tạm ứng chi phí phá sản trừ các trường hợp không phải nộp theo quy định. Vậy chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản được pháp luật quy định như thế nào?

Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản được quy định như thế nào? Điều 23 Luật phá sản số  51/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 quy định như sau:

“Điều 23. Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản

1. Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.

(Ảnh minh họa: Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản theo quy định của pháp luật)

3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.

4. Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề chi phí phải trả cho thủ tục phá sản để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 1900 6179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop