TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐANG CÓ HIỆU LỰC TRONG GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN

16/08/2018

Việc tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực trong giải quyết phá sản được thực hiện như thế nào? Mời Quý khách hàng tham khảo bài tư vấn dưới đây của Luật Huy Thành để hiểu rõ hơn.

Điều 61 Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực như sau:

“Điều 61. Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp xử lý các khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.

(Ảnh minh họa: Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực khi giải quyết thủ tục phá sản)

2. Văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này phải có nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu;

c) Số, tên hợp đồng; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng;

d) Bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng;

đ) Nội dung cụ thể của hợp đồng;

e) Căn cứ của việc yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, nếu chấp nhận thì Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét các hợp đồng bị tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều này để ra một trong các quyết định sau:

a) Tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc nếu được thực hiện sẽ không gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Đình chỉ thực hiện hợp đồng và giải quyết hậu quả theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

5. Trường hợp Tòa án nhân dân quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân đã quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.”

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, nếu tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền đòi lại tài sản và thanh toán số tiền đã nhận của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu tài sản đó không còn thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với phần chưa được thanh toán.

Trường hợp việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với khoản thiệt hại.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực khi giải quyết phá sản để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop