THÀNH LẬP TỔ THẨM PHÁN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

17/08/2018

Việc thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào? Mời Quý khách hàng tham khảo bài tư vấn dưới đây của Luật Huy Thành để hiểu rõ hơn.

Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thành lập như thế nào? Điều 2 Thông tư 01/2015/TT-CA ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định như sau:

“Điều 2. Thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật phá sản được thành lập ở Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện), Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(Ảnh minh họa: Thành lập tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản)

2. Trong thời hạn giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thẩm quyền thành lập Tổ Thẩm phán được xác định như sau:

a) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ vào tính chất của vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật phá sản quyết định thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tính chất của vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản quyết định thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn khi thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản.

3. Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm của Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải ban hành quyết định thành lập Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán và giao cho một Thẩm phán làm Tổ trưởng.

4. Việc thay đổi, bổ sung Thẩm phán để thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà Thẩm phán không tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ của mình vì lý do sức khỏe, nghỉ hưu, chuyển công tác, chưa được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác hoặc thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật phá sản, thì việc thay đổi Thẩm phán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật phá sản;

b) Trường hợp Thẩm phán đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhận thấy vụ việc phá sản thuộc trường hợp phải thành lập Tổ Thẩm phán được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này thì báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân phân công bổ sung hai Thẩm phán để thành lập Tổ Thẩm phán;

c) Trường hợp Tổ Thẩm phán đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà Tổ trưởng Tổ Thẩm phán nhận thấy vụ việc phá sản không thuộc trường hợp phải thành lập Tổ Thẩm phán được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này mà chỉ cần một Thẩm phán giải quyết thì Tổ trưởng Tổ Thẩm phán báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân để xem xét, quyết định việc phân công một Thẩm phán giải quyết thay cho Tổ Thẩm phán.

5. Việc thay đổi, bổ sung Thẩm phán phải được xem xét, quyết định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, đề nghị và phải được gửi ngay cho người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY. 

bttop