THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM CÔNG LẬP

03/08/2018

Thủ tục thành lập trường trung cấp sư phạm công lập theo quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ Điều 79 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có quy định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục như sau:

“1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm tư thục; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục trên địa bàn.

2. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

c) Đề án thành lập trường bảo đảm có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 78 của Nghị định này;

d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);

e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;

(ảnh minh họa: thủ tục thành lập trường trung cấp sư phạm công lập)

g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:

- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.

- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.

- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.

- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với trường cao đẳng sư phạm), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung cấp sư phạm).

- Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

b) Thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm:

- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người được ủy quyền làm chủ tịch và thành viên là đại diện các bộ, cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng sư phạm đặt trụ sở chính và đại diện một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên là đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường;

- Căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

c) Quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục phải gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.”

Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về vấn đề hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm công lập để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop