TRÁCH NHIỆM CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

19/09/2018

Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước. Do đó, trách nhiệm của Tổng kiểm toán rất quan trọng và đã được quy định cụ thể.

Căn cứ Điều 13 Luật kiểm toán Nhà nước năm 2015 quy định tổng kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm sau:

“1. Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này.

2. Trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước.

(ảnh minh họa: trách nhiệm của tổng kiểm toán nhà nước)

5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.

6. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.

7. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập và chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề trách nhiệm của tổng kiểm toán để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop