TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

17/05/2018

Lập dự toán là cơ sở cho các khâu tiếp theo của quy trình NSNN. Nên trình tự lập dự toán ngân sách phải triệt để tuân theo pháp luật để có được bản dự toán hoàn chỉnh làm cơ sở cho các bước sau.

Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước gồm các bước:

Thứ nhất, hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách hàng năm: trước 15/5, Thủ tướng ban hành quy định về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán NSNN năm sau. Bộ tài chính ban hành thông tư hướng dẫn lập dư toán ngân sách. Bộ, CQNB, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở TƯ thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc; UBND cấp tỉnh tổ chức hướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện, cấp huyện tương tự cấp tỉnh.

Căn cứ lập dự toán NSNN

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

-Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Yêu cầu đối với lập dự toán NSNN

- Dự toán NSNN phải được tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.

(ảnh minh họa: trình tự lập dự toán ngân sách)

-  Dự toán NS của đơn vị dự toán NS các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản chi, thu theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

Thứ hai, lập và xét duyệt, tổng hợp dự toán NSNN: Trước 20/9, Chính phủ trình các tài liệu báo cáo theo quy định đến UB TVQH để cho ý kiến. Các báo cáo của chính phủ gửi đến các ĐB Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm. Quốc hội quyết định dự toán và phương án phân bổ NS trung ương năm sau trước 15/11. HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP và phân bôer NS cấp tỉnh năm sau trước 10/12. HĐND cấp dưới quyết định dự toán NSĐP và phân bố NS năm sau của cấp mình sau 10 ngày.

* Trong trường hợp dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW chưa được quốc hội quyết định, chính phủ lập lại dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW trình quốc hội vào thời gian do QH quyết định. Trường hợp dự toán NSĐP, phương án phân bổ NS cấp mình chưa được HĐND quyết định, UBND lập lại dự toán NSĐP, phương án phân bổ NS cấp mình, trình HĐND vào thời hạn do HĐND quyết định nhưng không được chậm hơn thời hạn Chính phủ quy định

Thứ ba, thảo luận, quyết định dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách hàng năm và giao dự toán NSNN: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương tổ chức thảo luận với cơ quan, đơn vị trực thuộc. Cơ quan tài chính các cấp chủ trì thảo luận về dự toán NS hàng năm với các cơ quan, đơn vị cùng cấp; thảo luận dự toán NS năm đầu thời kỳ ổn định NS với UBND cấp dưới trực tiếp. Các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định NS, cơ quan tài chính tổ chức làm việc với UBND cấp dưới trực tiếp khi UBND cấp đó đề nghị. Trong quá trình thảo luận, nếu có sự khác biệt về ý kiến giữa cơ quan tài chính, cơ quan đơn vị cùng cấp và UBND cấp dưới thì cơ quan tài chính địa phương báo cáo UBND cùng cấp quyết định; Bộ tài chính báo cáo TTCP quyết định. Trước 15/11, Quốc hội quyết định và giao dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW năm sau. Trước 20/11, TTCP giao dự toán thu, chi NS năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan khác ở TƯ và tỉnh thành phố trực thuộc TƯ. Trước 10/12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau. HĐND cấp dưới tiến hành chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định. Chậm nhất sau 5 ngày làm việc từ ngày HĐND quyết định dự toán NS, UBND cùng cấp giao dự toán NS năm sau cho cơ quan thuộc cấp mình và cấp dưới; báo cáo với UBND và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp về dự toán NS đã được HĐND cùng cấp quyết định. Trước 31/12, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan khác ở TƯ, UBND các cấp phải hoàn thành việc giao dự toán NS cho cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới.

Theo đó quy trình lập dự toán ngân sách gồm 3 bước: hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách hàng năm, lập và xét duyệt, tổng hợp dự toán NSNN và thảo luận, quyết định dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách hàng năm và giao dự toán NSNN.

Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về vấn đề trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop