Miễn chấp hành hình phạt tù

05/01/2018

Hình phạt được áp dụng để trừng trị những lỗi lầm mà người phạm tội đã gây ra và cũng là lời cảnh báo đến những người xung quanh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người phạm tội được miễn chấp hành hình phạt, thể hiện tinh thần nhân đạo của luật hình sự.

1. Khoản 1 Điều 57

1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt”.

Tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP quy định:

2.1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

- “Lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát  minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- “Mắc bệnh hiểm nghèo” là trường hợp theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên thì người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạnh, khó có phương thức chữa trị.

b) Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội, được chứng minh bằng việc họ đã hoàn luơng, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội... hoặc do họ mắc bệnh hiểm nghèo không còn hoạt động được...

c) Được Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành toàn bộ hình phạt”.

2. Khoản 2 Điều 57

2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá”.

Đặc xá được quy định tại Luật đặc xá 2007 và Nghị định 76/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đặc xá.

Đại xá thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

3. Khoản 3 Điều 57

3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt”.

Tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP quy định:

2.2. Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng (là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) đã được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt được miễn chấp hành hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại, nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt đã lập công và được Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại.

“Đã lập công” là trường hợp lập công lớn hoặc người bị kết án có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận”.

4. Khoản 4 Điều 57

4. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại”.

5. Khoản 5 Điều 57

5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại”.

Tiểu mục 2.3 Mục 2 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP quy định:

2.3. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt;

b) Cải tạo tốt được chứng minh bằng việc chấp hành nghiệm chỉnh pháp luật; thành thực hối cải, tích cực lao động, học tập;

c) Được chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại”.

 * Ngoài ra, Tiểu mục 2.4 Mục 2 quy định: “2.4. Người phải thi hành án khoản tiền phạt (hình phạt tiền) được miễn thi hành án khi có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại mục 3 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính “hướng dẫn việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop