Tội không cứu giúp người

05/01/2018

Hiện nay, “bệnh vô cảm” đang là một vấn đề gây nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một người bị tai nạn nhưng những người xung quanh chỉ đứng lại nhìn chờ cơ quan chức năng đến giải quyết…Rất nhiều trường hợp nạn nhân đã tử vong do không được cứu chữa kịp thời. Việc “bệnh vô cảm” đang tồn tại hiện hữu trong một bộ phận người dân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là thế nào thì những người “vô cảm” vẫn sẽ bị pháp luật và đạo đức xã hội lên án. Vậy, xét về mặt pháp luật thì những người không cứu giúp người khác sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

1. Khoản 1 Điều 102 bộ luật hình sự

Khoản 1 Điều 102 quy định: “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

– Điều kiện để cứu một người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là khả năng thực tế có thể cứu giúp người sắp chết. Khả năng này là do người đó rèn luyện, do bản năng hay tính chất nghề nghiệp chuyên môn như công an, bác sỹ…

Tuy nhiên khi xem xét một vụ việc cụ thể phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của vụ việc chứ không chỉ căn cứ vào khả năng của người cứu giúp. Ví dụ, một bác sỹ phẫu thuật đang đi du lịch cùng gia đình gặp một người bị tai nạn cần phải mổ gấp mới cứu sống được, mặc dù người bác sỹ đó đã tìm mọi cách những do không có dụng cụ mổ nên người đó bị chết…trong trường hợp này, người bác sỹ không phải là tội phạm.

– Người phạm tội phải là người không có hành động cứu giúp nào thì mới coi là phạm tội. Nếu đã có hành động nhưng vẫn không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì cũng không bị coi là tội phạm. Ví dụ, một người thấy người khác đang sắp chết đuối dưới sông, tuy người đó biết bơi những do vừa đi mổ về nên sức khỏe còn yếu không xuống nước cứu trực tiếp được; người này hô hoán những người xung quanh cứu giúp. Do mất nhiều thời gian nên nạn nhân chết đuối. Khi đó người nhìn thấy nạn nhân vẫn không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, lưu ý là nếu đang có hành động cứu giúp mà tự ý chấm dứt hành động cứu giúp để nạn nhân chết thì vẫn coi là phạm tội.

– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý: người phạm tội biết rõ nếu không cứu giúp thì nạn nhân sẽ chết và biết rõ mình có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp. Tuy nhiên nếu do nhận thức chủ quan không rõ ràng tình trạng của nạn nhân thì không bị coi là tội phạm. Ví dụ, B bị tai nạn chấn thương ở đầu, anh A cứu giúp băng bó vết thương, B dần tỉnh lại, nghĩ B không còn nguy hiểm đến tính mạng nên A đưa B về nhà nghỉ ngơi, tuy nhiên sau đó B chết..trong trường hợp này, A không bị coi là tội phạm.

– Trong cấu thành hành vi thì nạn nhân phải bị chết thì hành vi không cứu giúp mới cấu thành tội phạm. Người không được cứu giúp phải chết thì người không cứu mới phạm tội. Nếu trước đó có người cố ý không cứu giúp, nhưng sau đó được người khác cứu nên nạn nhân không chết thì hành vi cố ý không cứu giúp trước đó không cấu thành tội này.

2. Khoản 2 Điều 102 bộ luật hình sự

Người phạm tội theo khoản 2 Điều 102 sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp”.

– Trường hợp a) là trường hợp người không cứu giúp lại chính là người đã vô ý gây tình trạng nguy hiểm cho nạn nhân. Vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm cho nạn nhân là tuy thấy trước sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm cho người khác nhưng cho rằng nó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được hoặc do cẩu thả,chủ quan mà không thấy trước được hậu quả có thể gây ra tình trạng nguy hiểm. Cần lưu ý phân biệt vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm với vô ý làm chết người theo điều 98 bộ luật hình sự.

– Trường hợp b) là trường hợp người theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. Ví dụ như bác sỹ với bệnh nhân; công an giao thông với người tai nạn xe; NSDLĐ với NLĐ do mình quản lý…

* Ngoài ra, khoản 3 Điều 102 quy định:3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop