Tiếp nhận lưu học sinh về nước

05/01/2018

Lưu học sinh về nước gồm lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo, tốt nghiệp về nước và lưu học sinh chưa hoàn thành chương trình đào tạo, chưa tốt nghiệp nhưng về nước, lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập…

Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài quy định:
“1. Lưu học sinh về nước gồm lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo, tốt nghiệp về nước (sau đây gọi là lưu học sinh tốt nghiệp) và lưu học sinh chưa hoàn thành chương trình đào tạo, chưa tốt nghiệp nhưng về nước, lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập (sau đây gọi là lưu học sinh chưa tốt nghiệp).
2. Tiếp nhận lưu học sinh học bổng tốt nghiệp về nước
a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày về nước, lưu học sinh học bổng phải nộp hồ sơ về nước cho cơ quan cử đi học. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan cử đi học có văn bản giới thiệu lưu học sinh về cơ quan chủ quản của lưu học sinh (đối với lưu học sinh có cơ quan chủ quản) hoặc giới thiệu lưu học sinh về cơ quan có nhu cầu tuyển dụng lưu học sinh về làm việc (đối với lưu học sinh chưa có cơ quan công tác).
b) Lưu học sinh học bổng tốt nghiệp về nước nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cử đi học, gồm các giấy tờ sau:
- Báo cáo tốt nghiệp (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này);
- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bằng tốt nghiệp, kết quả học tập. Trường hợp chưa được cấp bằng thì nộp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học kèm theo bảng điểm (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ), xác nhận kết quả nghiên cứu, bảo vệ luận án (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ);
- Giấy biên nhận đã nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ);
- Thẻ lên máy bay về nước (boarding pass) và bản chụp hộ chiếu trang có ảnh và trang đóng dấu ngày nhập cảnh về nước;
- Đơn đề nghị truy lĩnh chế độ kinh phí chưa được cấp (nếu có) kèm theo chứng từ gốc có liên quan và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.

(ảnh minh họa: tiếp nhận lưu học sinh về nước)
3. Tiếp nhận lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước
a) Lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước, nếu có nguyện vọng được học tiếp trong nước và có đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này thì được đăng ký học tiếp tại cơ sở giáo dục trong nước.
b) Hồ sơ lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước
Lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ sở giáo dục dự kiến sẽ đăng ký vào học tiếp, gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển từ trường học ở nước ngoài về học tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này);
- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bảng điểm hoặc giấy xác nhận kết quả học tập của lưu học sinh từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm về nước;
- Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt văn bản xác nhận thôi học, lý do thôi học do cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Ý kiến của cơ quan cử đi học về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);
- Ý kiến của cơ quan chủ quản về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (đối với l¬ưu học sinh có cơ quan chủ quản);
- Bản sao hợp lệ các văn bản về việc trúng tuyển, nhập học, kết quả học tập tại cơ sở giáo dục đại học, sau đại học ở Việt Nam trước khi đi học ở nước ngoài (nếu có);
- Ý kiến bằng văn bản của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);
- Giấy khám chữa bệnh, chỉ định điều trị của cơ quan y tế có thẩm quyền ở nước sở tại đối với trường hợp về nước vì lý do sức khỏe và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.
c) Thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp tại cơ sở giáo dục của mình. Thời hạn giải quyết thủ tục tiếp nhận lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ sở giáo dục không tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp trong nước thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop