Người bào chữa

05/01/2018

tắc người bị tam giam, bị can, bị cáo hoàn toàn có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình, pháp luật phải đảm bảo cho họ thực hiện quyền đó

Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.
Như vậy, về nguyên tắc người bị tam giam, bị can, bị cáo hoàn toàn có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình, pháp luật phải đảm bảo cho họ thực hiện quyền đó. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức pháp luật cũng như bị hạn chế nhiều quyền mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khó có thể tự bào chữa cho mình một cách tốt nhất được. Do vậy, nhờ người khác bào chữa là một phương án tốt nhất để giúp đỡ cho họ. Bộ luật tố tụng hình sự đã có quy định cụ thể về người bào chữa.
1. Những người được làm người bào chữa
Khoản 1 Điều 56 bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
“1. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Bào chữa viên nhân dân”.
Khoản 3 Điều 56 quy định:
“3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”.

(ảnh minh họa: người bào chữa)
Khoản 4 Điều 56 quy định:
“4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”.
2. Những người không được bào chữa
Khoản 2 Điều 56 quy định:
“2. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch”.
3. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa
Điều 57 quy định:
“1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.
2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop