Âm hiệu thông báo khi tham gia giao thông đường thủy nội địa

17/11/2020

Âm hiệu thông báo khi tham gia giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Chào bạn, về vấn đề âm hiệu thông báo được quy định như thế nào mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 47 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về âm hiệu thông báo cho người lái phương tiện như sau:

“Điều 47. Âm hiệu thông báo

Thuyền trưởng, người lái phương tiện thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện mà mình đang điều khiển bằng âm hiệu như sau:

1. Bốn tiếng ngắn là tín hiệu gọi các phương tiện khác đến giúp đỡ;

(ảnh minh họa: Âm hiệu thông báo khi tham gia giao thông đường thủy nội địa)

2. Năm tiếng ngắn là tín hiệu không thể nhường đường;

3. Một tiếng dài là tín hiệu xin đường, các phương tiện khác chú ý;

4. Hai tiếng dài là tín hiệu dừng lại;

5. Ba tiếng dài là tín hiệu sắp cập bến, rời bến, chào nhau;

6. Bốn tiếng dài là tín hiệu xin mở cầu, cống, âu tàu;

7. Ba tiếng ngắn, ba tiếng dài, ba tiếng ngắn là tín hiệu có người trên phương tiện bị ngã xuống nước;

8. Một tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện bị mắc cạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng;

9. Hai tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện mất chủ động.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quy định về hệ thống âm hiệu thông báo của phương tiện đường thủy nội địa để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop