Bán thịt lợn bị nhiễm bệnh ra thị trường bị xử lý như thế nào?

30/03/2023

Chào luật sư, tôi thấy trên thời sự đưa tin rất nhiều về việc một số chủ trang trại và hộ dân có heo bị dịch nhưng vì ham lợi nên đã mổ bán trên thị trường. Hành vi này đặc biệt nguy hiểm vậy luật sư cho tôi hỏi người bán thịt lợn bị nhiễm bệnh ra thị trường bị xử lý như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề xử phạt hành vi bán thịt bị nhiễm bệnh ra thị trường mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:

“5a.  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này (Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm) mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.

5b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”

 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

“5c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy;

5d) Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.”

(Ảnh minh họa: Bán thịt lợn bị nhiễm bệnh ra thị trường bị xử lý như thế nào?)

Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

“Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Theo quy định trên, người thực hiện hành vi mua, bán thịt động vật chết, bị dịch tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu hình sự người đó có thể bị khởi tố về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm tại Điều 317 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề bán thịt heo bị nhiễm bệnh dịch tả lợn bị xử phạt như thế nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn VănThành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

bttop