Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

16/09/2020

Tôi có con chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp dịch vụ yêu cầu bố mẹ phải đứng ra bảo lãnh cho con. Luật sư cho tôi hỏi bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì điều kiện của người bảo lãnh và phạm vi bảo lãnh được quy định như thế nào?

Chào bạn về vấn đề bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Căn cứ Điều 54 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động năm 2006 quy định về điều kiện của người bảo lãnh:

Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh”.

(ảnh minh họa: bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài)

Điều 55 quy đinh về phạm vi bảo lãnh như sau:

“1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.

2. Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.

3. Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh”.

Như vậy, bạn có thể đứng ra bảo lãnh cho con nếu bạn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong hợp đồng bảo lãnh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề điều kiện để bảo lãnh cho người thân ra nước ngoài làm việc để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop