Bị cho vay với lãi suất cao, bên vay có kiện được không?

11/05/2021

Pháp luật dân sự quy định lãi xuất tối đa không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Thực tế, có rất nhiều trường hợp người đi vay đang phải trả mức lãi suất rất cao, có trường hợp còn rơi vào cho vay nặng lãi. Nếu bị cho vay với lãi xuất cao, bên vay có kiện được không?

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:  

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác...

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.

(ảnh minh họa: bị cho vay với lãi xuất cao, bên vay có kiện được không?)

Theo đó, mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép là: 20% / 12 tháng = 1,666%/tháng.

Như vậy, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (1,666%/tháng), trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định, nếu cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (20%/năm), thu lợi bất chính từ 30 - 100 triệu đồng … thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…

Căn cứ quy định trên, nếu lãi suất cho vay một tháng 8,33%/tháng trở lên thì sẽ bị rơi vào hành vi “cho vay lãi nặng”.

Vậy, khi bị cho vay với lãi suất cao, bên vay phải làm thế nào?

Theo phân tích ở trên, nếu bên cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm thì số lãi vượt quá đó sẽ không có hiệu lực.

Thứ nhất, bên vay có thể làm đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án tuyên bố phần lãi suất vượt quá vô hiệu.

 Theo đó, để khởi kiện, người đi vay phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

- Đơn khởi kiện;

- Bản sao hợp đồng vay tiền/giấy vay tiền…

- Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

- Các tài liệu, chứng cứ khác.

Thứ hai, người vay có thể làm đơn tố cáo hành vi cho vay lãi nặng của bên cho vay ra cơ quan công an có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định tại Điều 201 Bộ Luật Hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề kiện người cho vay lãi suất “cắt cổ” được không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 6179 hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop