Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các trường hợp buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
(1) Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây thì phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu:
+ Kê biên tài sản đang tranh chấp.
+ Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
+ Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
(Ảnh minh họa: Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời)
+. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
+ Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
+. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
+ Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
Đối với trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.
(2) Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định.
Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Tòa án. Tòa án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.
Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.