Các trường hợp hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm

17/07/2020

Tôi hiện tại đang là bị đơn của một vụ khởi kiện đòi nợ. Tuy nhiên, hiện tại tôi có việc dời khỏi nơi cư trú không thể có điều kiện tham gia phiên tòa xét xử được. Vậy tôi có thuộc các trường hợp hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm không?

Chào bạn về vấn đề trường hợp nào hoãn phiên tòa xét xử sở thẩm mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự 2015 Về xét xử sơ thẩm, theo quy định tại Điều 233 BLTTDS năm 2015 thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 56.

“Tại phiên tòa,… trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa”

–Theo quy định tại khoản 2 điều 62 quy định:

“ Tại phiên tòa,… trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa”

(ảnh minh họa: các trường hợp hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm)

– Theo quy định tại khoản 2 điều 84 quy định:

“Tại phiên tòa, phiên họp,… trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa”

–Theo quy định tại khoản 1,2 điều 227 như sau:

“ 1.Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt

2.Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”

– Theo quy định tại khoản 2 điều 229

“Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa… Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án”

– Theo khoản 2 điều 230 quy đinh:

“Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa

– Theo quy định tại khoản 2 điều 231 quy định:

“Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì bạn rơi vào trường hợp pháp luật quy định là trường hợp hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm. Nêu khi bạn vắng mặt thì tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa để đảm bảo tối ưu quyền lợi của bạn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề trường hợp hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop