Chào bạn, về vấn đề mức phạt khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy phép mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:
Cầm đồ là loại hình kinh doanh dịch vụ cho vay vốn thông qua việc cung cấp các khoản vay có bảo đảm cho khách hàng trên cơ sở cầm cố, theo đó khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền vay và họ phải để lại tài sản để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản vay khi đến hạn. Trong trường hợp người vay không trả được số tiền vay khi đến hạn thì cơ sở cầm đồ có quyền xử lý tài sản cầm cố của người vay.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:
“Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.”
(Ảnh minh họa: Cầm đồ không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không?)
Theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, ngoài việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có giấy phép kinh doanh còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp không có giấy phép kinh doanh mà vẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Cụ thể mức phạt được quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
“...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.”
Như vậy, trường hợp kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng không có giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy phép kinh doanh bị xử lý như thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.