CẤM HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN 2015

03/05/2018

Trường hợp nào cấm pháp nhân huy động vốn? Hình thức cấm huy động vốn bao gồm những hình thức nào?

Chào bạn, về vấn đề cấm pháp nhân phạm tội huy động vốn, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

( Một số hình thức cấm pháp nhân huy động vốn)
Điều 81. Cấm huy động vốn. Bộ luật hình sự 2015.
1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
a) Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư;
b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
c) Cấm huy động vốn khách hàng;
d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Khi xét thấy việc huy động vốn của pháp nhân đã bị kết án có nguy cơ phạm tội tiếp thì Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực.
Trên đây là các nội dung tư vấn về các hình thức cấm huy động vốn đối với pháp nhân để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop