Cho mượn địa điểm đánh bạc có phạm tội không?

04/01/2025

Chào luật sư, tôi có 1 nhà xưởng để sản xuất gia công mỹ nghệ, tôi cho một nhóm thanh niên trong thôn mượn để chơi đánh bạc. Luật sư cho tôi hỏi Cho mượn địa điểm đánh bạc có phạm tội không? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề Bị xử lý như thế nào khi cho mượn địa điểm để đánh bạc? mà bạn đang thắc, tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 3 và khoản 4 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau:

“4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

....”

Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau:

“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, người có hành vi dùng địa điểm của mình hoặc do mình quản lý để cho người khác mượn để đánh bạc thì có thể bị phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Nghiêm trọng hơn, người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc với mức phạt tù tối đa là 10 năm nếu hành vi cấu thành nên tội này.

Trên đây là các nội dung tư vấn về Cho mượn địa điểm đánh bạc bị xử lý như thế nào? để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop