Có bắt buộc phải đăng ký thế chấp khi nhận thế chấp sổ đỏ không?

20/06/2023

Tôi có nhận thế chấp cho khoản vay là một mảnh đất và nhà gắn liền trên đó. Hiện tại tôi đang giữ GCNQSDĐ của người đó nhưng nhiều người khuyên rằng tôi phải đi đăng ký thế chấp. Vậy có bắt buộc phải đăng ký thế chấp khi nhận thế chấp sổ đỏ không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn, về vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất có phải đăng ký không? mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).

…”

Đồng thời, Điều 4 Nghị định này quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm. Cụ thể:

“1. Các trường hợp đăng ký bao gồm:

a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;

(Ảnh minh họa: Có bắt buộc phải đăng ký thế chấp khi nhận thế chấp sổ đỏ không?)

...  

2. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quy định tại Điều 10 Nghị định này.”

Theo đó, việc đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm việc đăng ký thế chấp tài sản.

Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai như sau:

“1. Các trường hợp phải đăng ký:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;

...”

Khoản 3 Điều 188, Luật đất đai 2013 quy định như sau:

“...

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Khoản 1 Điều 8 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

“1. Người yêu cầu đăng ký bao gồm bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm; Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản).

…”

Như vậy, khi bạn nhận thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bạn hoặc người vay tiền sẽ bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định. Nếu không thực hiện đăng ký thế chấp thì biện pháp bảo đảm này sẽ không phát sinh quyền đối kháng với bên thứ 3, tức là nếu người vay họ báo mất GCN và được cấp lại GCN mới và bán đất cho người khác thì bạn sẽ không còn tài sản đảm bảo khoản vay nữa.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề nhận thế chấp quyền sử dụng đất có bắt buộc phải đăng ký thế chấp không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop