Chào bạn, về vấn đề Công an bắt bạc có được quyền tịch thu xe và điện thoại không? mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đánh bạc trái phép như sau:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Nếu trong trường hợp hành vi của bạn có yếu tố cấu thành tội phạm và vụ án đã bị cơ quan điều tra khởi tố hình sự, thì theo Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về xử lý vật chứng như sau:
“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
(Ảnh minh họa: Có được tịch thu xe máy và điện thoại khi có hành vi đánh bạc trái phép?)
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.”
Như vậy, trong giai đoạn điều tra thì không quy định cụ thể thời gian tạm giữ phương tiện. Nếu phương tiện là vật chứng của vụ án, cơ quan điều tra có quyền tạm giữ để phục vụ trong quá trình điều tra, nếu thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì cơ quan công an sẽ trả lại cho chủ sở hữu nếu không bị coi là công cụ, phương tiện phạm tội.
Trường hợp hành vi không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi của bạn chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm vi phạm hành chính, khi đó việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo Điều 26 và Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020 như sau:
Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
“Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.”
Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
“1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.”
Như vậy, nếu chiếc xe, điện thoại và tiền của bạn bị công an giữ được xác định là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; và hành vi vi phạm của bạn là hành vi vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân thì trong trường hợp này, phía bên công an có quyền tịch thu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Tịch thu xe máy và điện thoại khi có hành vi đánh bạc trái phép có đúng với quy định pháp luật không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.