Chào bạn, về vấn đề quan hệ dân sự giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều 97 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này.
(Cơ quan Nhà nước Việt Nam trong quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật)
Bộ máy cơ quan Nhà nước Việt Nam được phân chia thành 3 hệ thống quyền lực đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hệ thống lập pháp do Quốc Hội đứng đầu, hệ thống hành pháp do Chính Phủ chỉ đạo và hệ thống tư pháp do Tòa án điều hành. Sở Tư Pháp là bộ phận thuộc hệ thống hành pháp. Với vị trí là một cơ quan nhà nước, cơ quan này có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm và áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, trong mối quan hệ dân sự, các chủ thể tham gia đều bình đằng với nhau không loại trừ bất kể cơ quan tổ chức nào. Công ty X có ký hợp đồng mua bán nội thất với sở Tư Pháp Hà Nội. Sở Tư Pháp đã lạm dụng quyền hạn của mình để ép giảm giá với bên công ty. Điều này là hoàn toàn đi ngược lại với quy tắc của bộ luật dân sự và các bộ luật có liên quan.
Trên đây là các nội dung tư vấn về cơ quan quản lý hành chính nhà nước Việt nam trong quan hệ dân sự để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.