ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ

29/03/2018

Ông Thắng có chuyển nhượng cho tôi 1 mảnh đất 200 m2. Tòa án tuyên bố giao dịch bị vô hiệu do ông Thắng bị hạn chế năng lực hành vi. Vậy, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm những gì?

Chào bạn, về vấn đề điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

(Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật)

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Giao dịch dân sự có thể là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Khi tham gia một giao dịch cụ thể nào đó, vấn đề hiệu lực là một trong những yếu tố quyết định có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên hay không. Căn cứ và điều 117 thì điều kiện có hiệu lực của giao dịch đó là thỏa mãn về mặt nội dung và thỏa mãn về hình thức:

Về nội dung cần phải lưu ý, chủ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với giao dịch được xác lập. Người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình tham gia bất cứ giao dịch nào mà phải thông qua người đại diện. Về ý chí, các bên tham gia phải tự nguyện, không bị ai ép buộc, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Bên cạnh đó, mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Các bên không thể giao dịch các hàng hóa bị cấm như ma túy, chất kích thích,.....

Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự, hình thức giao dịch dân sự cần phải phù hợp trong một số giao dịch cụ thể pháp luật quy định. Chẳng hạn như, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần công chứng, chứng thực,...

Trong trường hợp của bạn, ông Thắng có chuyển nhượng cho bạn mảnh đất 200 m2 . Tuy nhiên, ông là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Để tránh tình trạng phá tán tài sản của gia đình, các giao dịch với ông Thắng cần người đại diện tham gia xác lập trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một giao dịch phức tạp, không phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Vì vậy, Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Trên đây là các nội dung và ví dụ về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.

bttop