ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN

04/04/2018

Thúy 14 tuổi, được bố mẹ để lại 30 cổ phiếu. Thúy chuyển nhượng số cổ phiếu cho tôi. Người giám hộ đến đòi lại vì Thúy không có quyền định đoạt tài sản. Pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

Chào bạn, về vấn đề quyền định đoạt tài sản được thực hiện khi đáp ứng điều kiện nào, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 193 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

(Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật)

Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Quyền sở hữu là một quyền quan trọng trong bộ luật dân sự và được trao cho chủ sở hữu thực hiện các quyền này. Trong ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, quyền định đoạt chỉ có thể do chủ sở hữu thực hiện hoặc người khác thông qua hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản. Đối với chủ sở hữu khi thực hiện quyền này cũng phải đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự. Bộ luật dân sự 2015 quy định, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trong trường hợp của bạn, bạn có nhận chuyển nhượng cổ phiếu từ cháu Thúy 14 tuổi. Thúy là người chưa thành niên, đồng thời cổ phiếu là động sản cần phải đăng ký quyền sở hữu. Vì vậy, giao dịch chuyển nhượng cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

 

Trên đây là các nội dung tư vấn về quyền định đoạt theo luật dân sự 2015 để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

 

Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.

bttop