Về vấn đề đóng kinh phí công đoàn như thế nào mà rất nhiều người băn khoăn hiện nay, Điều 6 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định như sau:
“Điều 6. Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
(Ảnh minh họa: Phương thức đóng kinh phí công đoàn)
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.”
Việc đóng kinh phí công đoàn phải tuân thủ về mức đóng góp kinh phí công đoàn và thời gian đóng kinh phí công đoàn theo quy định, đảm bảo công đoàn có nguồn tài chính được sử dụng hiệu quả, hợp lý. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần lưu ý đến mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn để đảm bảo được quyền lợi của mình.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề kinh phí công đoàn đóng thế nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.