Chào bạn, về vấn đề đốt tiền Việt Nam bị xử lý như thế nào? mà bạn đang thắc mắc Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam có quy định:
“Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
(ảnh minh họa: đốt tiền thật có vi phạm pháp luật không?)
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.”
Như vậy, tất cả các hành vi hủy hoại tiền Việt Nam như: đốt, xé, vò nát…đều bị pháp luật nghiêm cấm. Chủ thể nào vi phạm sẽ phải chịu chế tài theo quy định pháp luật, cụ thể:
Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam bị xử phạt như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật”
Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm giao Cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề hủy hoại tiền bị xử lý như thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 1900 6179 gặp Luật sư Nguyễn VănThành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.