Ép trẻ em đi xin ăn, bán hàng rong bị xử lý như thế nào?

22/08/2022

Hiện nay có rất nhiều người bắt ép, lợi dụng trẻ em bán hàng rong để lấy tiền, những đứa trẻ này thường phải ngồi ở ngoài đường quanh năm và có thể bị đánh đập nếu không bán được gì? Vậy Ép trẻ em đi xin ăn, bán hàng rong bị xử lý như thế nào?

Chào bạn, về vấn đề Xử lý với hành vi ép buộc trẻ em đi xin ăn, bán hàng rong mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 6 Luật trẻ em 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em như sau:

“1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình…”

Khoản 2, 3 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trẻ em như sau:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;

b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

(Ảnh minh họa: Ép trẻ em đi xin ăn, bán hàng rong bị xử lý như thế nào?)

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;

b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;

c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

Như vậy, người có hành vi ép buộc trẻ em tuỳ từng mức độ, độ tuổi của trẻ bị ép có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Mức xử phạt đối với hành vi ép trẻ em đi xin ăn, bán hàng rong để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

 

bttop