Hành vi trộm cắp điện bị xử lý như thế nào?

22/04/2023

Tôi phát hiện nhà hàng xóm có câu dẫn điện nhà tôi để sử dụng. Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi trộm cắp điện bị xử lý như thế nào?

Chào bạn, về vấn đề câu trộm điện bị xử lý như thế nào? mà bạn đang thắc mắc Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính Phủ có quy định mức phạt đối với hành vi trộm cắp điện:

“15. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện

8. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:

a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

(ảnh minh họa: hành vi trộm cắp điện bị xử lý như thế nào?)

9. Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 8 và khoản 9 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

…”

Như vậy, căn cứ vào giá trị sản lượng điện trộm cắp, bạn có thể đối chiếu với quy định trên để nắm được mức xử phạt hành vi trộm cắp điện.Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.

Nếu giá trị sản lượng điện trộm cắp trên 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp pháp luật quy định thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015.

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề câu trộm điện sẽ bị xử lý như thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 1900 6179 gặp Luật sư Nguyễn VănThành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop