Hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự

31/01/2020

Việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự dẫn đến hậu quả như thế nào? Mời Quý khách hàng cùng tham khảo bài viết dưới đây về hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự.

Chào bạn về vấn đề chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 89 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự:

“Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự”.

(ảnh minh họa: hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự)

Đồng thời, Điều 90 quy định về hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự:

“1. Trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

2. Trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Như vậy, việc chấm dứt và hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự được xác định theo quy định trên đây của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quy định về chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop