HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA CHẤM DỨT VIỆC GIÁM HỘ

26/03/2018

Tôi là người giám hộ của ông Hoàng được 2 năm. Do bệnh tật không qua khỏi, ông đã qua đời. Vậy, sau khi chấm dứt việc giám hộ, tôi phải có nghĩa vụ gì đối với số tài sản của ông?

Chào bạn, về vấn đề nghĩa vụ của người giám hộ sau khi chấm dứt việc giám hộ, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 63 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.

2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

(Hậu quả pháp lý của chấm dứt việc giám hộ theo quy định của pháp luật)

3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

Có 4 trường hợp chấm dứt việc giám hộ đó là : Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Người được giám hộ chết; Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Người được giám hộ được nhận làm con nuôi. Giám hộ là việc chăm sóc, đại diện người được giám hộ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Khi người được giám hộ mất, được cha mẹ nuôi dưỡng,..  thì đương nhiên khi đó quan hệ giám hộ sẽ chấm dứt theo. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hộ tịch. Đối với các trường hợp chấm dứt khác nhau thì hậu quả pháp lý và nghĩa vụ của người giám hộ cũng khác nhau. Ông Hoàng đã chết, trong trường hợp này, bạn cần phải chuyển giao tài sản sang cho người thừa kế hoặc người quản lý di sản theo quy định về thừa kế, đồng thời chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ các giao dịch dân sự sang cho người thừa kế. Hết thời hạn 3 tháng mà chưa xác định được người thừa kế thì bạn sẽ tiếp tục quản lý tài sản cho đến khi tài sản được giải quyết và thông báo cho UBND cấp xã nơi cư trú của ông Hoàng.

Trên đây là các nội dung tư vấn về nghĩa vụ và trách nhiệm của người giám hộ sau khi chấm dứt việc giám hộ  để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.

bttop