HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ĐƯỢC BẢO QUẢN NHƯ THẾ NÀO?

31/07/2018

Việc bảo quản hồ sơ địa chính rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai của nhà nước hiện nay, bởi lẽ hồ sơ địa chính bao gồm những tài liệu quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Vậy bảo quản hồ sơ địa chính được pháp luật quy định như thế nào?

Vai trò của hồ sơ địa chính là vô cùng quan trọng, do đó hồ sơ địa chính phải được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật.

Thành phần hồ sơ địa chính được bảo quản theo quy định tại Điều 30 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 như sau:

“Điều 30. Bảo quản hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính dạng số được quản lý, bảo đảm an toàn cùng với việc quản lý bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

2. Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản theo quy định như sau:

a) Hồ sơ địa chính được phân nhóm tài liệu để bảo quản bao gồm:

- Bản đồ địa chính; bản trích đo địa chính thửa đất; tài liệu đo đạc khác sử dụng để đăng ký đất đai;

- Bản lưu Giấy chứng nhận;

- Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;

- Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận;

- Các tài liệu khác;

b) Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Thông tư này được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ thủ tục đăng ký lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

(Ảnh minh họa: Bảo quản hồ sơ địa chính)

3. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau:

a) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm: Tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản lưu Giấy chứng nhận; hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 23 của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Bảo quản trong thời hạn 5 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; giấy tờ thông báo công khai kết quả thẩm tra hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo.

4. Việc quản lý, bảo đảm an toàn cho hồ sơ địa chính dạng giấy và thiết bị nhớ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về bảo quản hồ sơ địa chính để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 1900 6179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop