Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

25/02/2019

Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy định hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn giữa doanh nghiệp và tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.

(ảnh minh họa: Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa)

3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (nhưng không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vấn viên.

a) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm;

b) Doanh nghiệp nhỏ được giảm tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm;

c) Doanh nghiệp vừa được giảm tối đa 10% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm;

d) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vấn theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.

4. Mạng lưới tư vấn viên

a) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng bao gồm tư vấn viên đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tư vấn viên hình thành mới, đảm bảo nguyên tắc: Đối với cá nhân tư vấn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, trình độ đào tạo, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối với tổ chức phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên: Đối với trường hợp cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Sơ yếu lý lịch; bằng đào tạo; hồ sơ kinh nghiệm; các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); đối với trường hợp tổ chức tư vấn: Giấy phép thành lập; hồ sơ kinh nghiệm, hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức và các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện);

c) Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này tới đơn vị đầu mối thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và công bố trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 10 ngày làm việc.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop