Chào bạn, về vấn đề khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Xác định cha, mẹ như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xác định con như sau:
“1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”
Mục 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có hướng dẫn như sau:
“5. Xác định cha, mẹ, con (Điều 63, Điều 64)
…
b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.”
Theo đó, do bạn vẫn đang ở trong quan hệ hôn nhân với chồng của mình thì con riêng của bạn vẫn được xác định là con chung của hai vợ chồng. Vì vậy, để chứng minh đó là con riêng thì bạn phải yêu cầu Tòa xác định đứa bé đó là con riêng của bạn (kèm theo chứng cứ chứng minh). Tuy nhiên, việc có con riêng trong thời kỳ hôn nhân là một trong các các cứ chứng minh bạn vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, tùy từng trường hợp, tính chất có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu bạn đăng ký khai sinh cho con mà không chứng minh quan hệ quan hệ cha, mẹ con (do bạn và người kia không có quan hệ hôn nhân) sẽ được áp dụng quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Phải làm thế nào để khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.