Chào bạn, về vấn đề xử lý hành vi không giao nộp cổ vật mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:
Điều 14 Luật di sản văn hóa năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định như sau:
“Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
(Ảnh minh họa: Không giao nộp cổ vật mà mang đi đấu giá bị xử lý thế nào?)
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.”
Theo đó, cá nhân có nghĩa vụ phải giao nộp cổ vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất. Hành vi không giao nộp cổ vật được coi là hành vi trái pháp luật.
Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi không giao nộp cổ vật như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, việc bạn không giao nộp cổ vật mà lại mang đi đấu giá thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề bán cổ vật đào được có vi phạm pháp luật không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.