Kiểm soát, xử lý hối phiếu bị mất

20/02/2020

Dưới đây là tư vấn của Luật Huy Thành về việc kiểm soát, xử lý hối phiếu bị mất theo quy định phapsp luật hiện hành để các Quý khách hàng tham khảo.

Căn cứ Điều 10 Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ có quy định về kiểm soát, xử lý hối phiếu bị mất như sau:

“1. Khi hối phiếu bị mất, người thụ hưởng phải thông báo ngay bằng văn bản cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Người thụ huởng phải thông báo trường hợp bị mất hối phiếu và ghi rõ các thông tin, dữ liệu về hối phiếu bị mất: Họ và tên, địa chỉ người phát hành, người ký phát, người bị ký phát, địa điểm thanh toán, số tiền ghi trên hối phiếu, ngày phát hành và thời hạn thanh toán của hối phiếu và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo. Người thụ hưởng thông báo bằng điện thoại hoặc các phương tiện khác nếu các bên có thỏa thuận.

Trường hợp hối phiếu bị mất là hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng phải trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng hối phiếu trước mình yêu cầu người ký phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ hối phiếu đã mất cho người bị ký phát.

(ảnh minh họa: kiểm soát, xử lý hối phiếu bị mất)

2. Trường hợp người bị mất hối phiếu không phải là người thụ hưởng thì người bị mất hối phiếu phải thông báo ngay cho người thụ hưởng để người thụ hưởng xử lý theo Khoản 1 Điều này.

3. Người bị ký phát, người ký phát, người phát hành khi nhận được thông báo về việc mất hối phiếu phải kiểm tra ngay các thông tin về tờ hối phiếu bị mất và vào sổ theo dõi hối phiếu đã được thông báo mất. Người bị ký phát, người phát hành không được thanh toán tờ hối phiếu đã được thông báo bị mất.

Trường hợp tờ hối phiếu đã báo mất được xuất trình yêu cầu thanh toán, người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm lập biên bản thu giữ tờ hối phiếu đó và thông báo cho người ra thông báo mất hối phiếu đến giải quyết.

 4. Người bị ký phát, người phát hành không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc lợi dụng tờ hối phiếu bị mất gây ra nếu trước khi nhận được thông báo mất, tờ hối phiếu đó đã được xuất trình và thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu sau khi có thông báo về hối phiếu bị mất mà người bị ký phát, người phát hành vẫn thanh toán cho tờ hối phiếu đó thì người bị ký phát, người phát hành chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng.

5. Người bị ký phát, người ký phát, người phát hành có trách nhiệm lưu giữ thông tin về hối phiếu bị báo mất và thông báo bằng văn bản cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

6. Người thu hộ phải thường xuyên tra cứu, cập nhật thông tin về hối phiếu đã có thông báo bị mất qua Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và không được nhận thu hộ đối với các hối phiếu đã có thông báo bị mất.

 Trường hợp sau khi nhận chuyển giao hối phiếu, người thu hộ bị mất hối phiếu trong quá trình xử lý nhờ thu thì người thu hộ phải thông báo ngay cho người nhờ thu để người nhờ thu xử lý theo Khoản 1 Điều này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề kiểm soát, xử lý hối phiếu bị mất như thế nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop