Lấy tài sản của người vay để siết nợ có vi phạm pháp luật không?

05/06/2023

Chào luật sư, hiện nay có nhiều trường hợp chủ nợ đã tự ý định đoạt tài sản của người vay bằng cách cướp, uy hiếp tinh thần con nợ để chiếm đoạt tài sản để thay thế cho khoản nợ còn thiếu. Vậy luật sư cho tôi hỏi lấy tài sản của người vay để siết nợ có vi phạm pháp luật không? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề xử lý hành vi siết nợ mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như sau:

“Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.”

Như vậy, hành vi tự ý định đoạt tài sản của người vay hay để “siết nợ” là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác. Vì vậy, siết nợ có thể xử lý theo quy định của pháp luật.

Thông thường, khi siết nợ, chủ nợ thường thực hiện các hành vi như cướp tài sản, dùng vũ lực đe dọa để lấy tài sản của con nợ. Với các hành vi trên, tùy vào tính chất mức độ, và tình huống cụ thể mà chủ nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau:

Theo Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cướp tài sản như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

(Ảnh minh họa: Lấy tài sản của người vay để siết nợ có vi phạm pháp luật không?)

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, nếu chủ nợ thực hiện hành vi cướp tài sản để siết nợ thì có thể đối mặt với mức phạt tù đến chung thân, phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, trong trường hợp siết nợ phạm Tội cưỡng đoạt tài sản thì chủ nợ có thể phải đối mặt với hình phạt tù đến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Tóm lại, chủ nợ khi không đòi được nợ thì cũng không được lấy tài sản để siết nợ. Để đòi nợ đúng luật khi quá hạn, người cho vay chỉ có thể khởi kiện lên Tòa án yêu cầu người vay trả nợ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chiếm giữ, cưỡng đoạt tài sản của người vay tiền để siết nợ bị xử lý thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

bttop