Nghĩa vụ, quyền của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

28/07/2020

Tôi với vợ ly hôn và đã có quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án, chúng tôi thỏa thuận đứa con 6 tuổi ở với bố, đứa con 4 tuổi ở với mẹ, mỗi tháng người còn lại sẽ được dẫn con đi chơi một lần. Tuy nhiên, từ khi có gia đình mới, vợ tôi cấm cản không cho tôi gặp con, không cho dẫn con đi chơi. Luật sư cho tôi hỏi vợ tôi làm như vậy có vi phạm quy định không và nghĩa vụ, quyền của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Chào bạn về vấn đề người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền và nghĩa vụ gì mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

(ảnh minh họa: nghĩa vụ, quyền của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn)

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Như vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Nếu vợ bạn không để bạn gặp con thì bạn có thể báo ngay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Với hành vi này thì vợ bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt như sau:

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop