THÀNH PHẦN NGƯỜI ĐƯỢC GIÁM HỘ

20/03/2018

Lâm năm nay 13 tuổi, có cả bố và mẹ. Tuy nhiên, bố và mẹ em bị bệnh tâm thần không thể làm chủ được hành vi. Trường hợp này, em Lâm có thuộc diện người được giám hộ hay không?

Chào bạn, về vấn đề người cần được giám hộ, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

(Người được giám hộ theo quy định của pháp luật)

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Pháp luật hiện nay quy định về người được giám hộ bao gồm: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, suy nghĩ đang còn bồng bột, chưa chín chắn. Đồng thời độ tuổi này không thể tham gia các quan hệ lao động để tự nuôi sống bản thân. Tuy nhiên không phải người chưa thành niên nào cũng thuộc vào người được giám hộ,  người được giám hộ chỉ bao gồm những người mà không có cha mẹ hoặc không xác định được cha mẹ, cha mẹ mất , hạn chế năng lực hành vi dân sự không có điều kiện chăm sóc và giáo dục con. Lâm năm nay mới 13 tuổi, có cha mẹ nhưng cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, em thuộc diện cần được giám hộ.

Trên đây là các nội dung tư vấn về quy định về người được giám hộ  để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.

bttop